Dạy Con Làm Giàu Tập II - Sử Dụng Đồng Vốn Để Được Thoải Mái Về Tiền Bạc
Bộ sách "Dạy con làm giàu" là bộ sách nối tiếng trên toàn thế giời trong những năm gần đây. Nội dung của bộ sách là hàng vạn những tư duy, ý tưởng và kiến thức về tài chính cần thiết để làm giàu cho mỗi cá nhân và doanh nghiệp.
Bộ sách là hiện tượng đã làm thay đổi tư duy về tài chính của bất kỳ ai khi được tiếp cận với nội dung của sách. Tác giả đã miêu tả một cách rõ ràng các kiểu người trong xã hội và làm cách nào để đạt được kiểu người mà mình mong muốn, các kiến thức về tài chính, đầu tư, tình thần doanh nhân, tư duy suy nghĩ thật sự trong thế giới người giàu...
Cuốn sách thật sự rất cần thiết cho nhưng ai mong muốn thay đổi thực sự tư duy của mình từ tư duy của người nghèo, người làm công ăn lương sang tư duy của người giàu, chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Sachkinhte.com.vn trân trong giới thiệu trích đoạn trong bộ sách:
"Bạn thuộc nhóm người nào? Nhóm ấy có đúng với bạn không?
Bạn có tự do về tiền bạc không? Khi bạn đang phải vật lộn với tài chính trong cuộc đời mình, cuốn sách này hoàn toàn dành cho bạn. Nếu bạn muốn kiểm soát những gì bạn đang làm hôm nay hầu có thể thay đổi số phận tiền bạc lận đận của mình, cuốn sách này sẽ giúp cho bạn vạch được một lối thoát cho riêng mình.
Trong xã hội có 4 nhóm người làm ra tiền được thể hiện qua bản sau:
NHOM L NHÓM C
NHÓM T NHÓM D
Nhóm L: Nhóm người làm công lĩnh lương
Nhóm T: Nhóm người làm tư - tự làm cho chính mình
Nhóm C: Nhóm chủ doanh nghiệp, công ty
Nhóm D: Nhóm nhà đầu tư
Mỗi người chúng ta ít nhất cũng thuộc về một trong bốn nhóm người đó. Vị trí tồn tại của chúng ta trong bốn nhóm người sẽ quyết định nguồn thu nhập đem lại cho chúng ta. Nhiều người dựa vào đồng lương lãnh được mỗi tháng và do đó trở thành những người làm công trong xã hội, trong khi số khác tự kinh doanh làm ăn trong khuôn khổ cá nhân hay gia đình. Những người làm công hay những người làm tư nằm bên trái bảng. Phía bên phải bảng là những cá nhân kiếm tiền từ doanh nghiệp hay các khoản đầu tư của mình.
Hình vẽ trên tóm tắt bốn kiểu người trong xã hội làm nên thế giới kinh doanh này, họ là những ai và những yếu tố nào hun đúc nên tính cách đặc thù của mỗi nhóm người. Tứ đồ ấy giúp cho bạn thấy được mình đang thuộc nhóm người nào, mà nhờ đó bạn có thể tự vạch ra cho mình một hướng hành động theo những gì bạn muốn trong tương lai, một khi bạn chọn cho mình một con đường riêng biệt có thể đưa bạn đến tự do về tài chính.
Tôi có hai người bố, một người là bố ruột, còn người kia là bố người bạn thân nhất của tôi. Một người có một nền học vấn rất cao trong khi người kia chỉ học tới trung học. Một người thì nghèo, còn người kia lại rất giàu.
Cứ khi người ta hỏi tôi, "Cháu sẽ muốn trở thành ai khi cháu trưởng thành?"
Người bố nghèo có học thức cao của tôi luôn khuyến khích, "Hãy đi đến trường ráng học cho giỏi, và tìm một công việc ổn định an toàn". Nói như thế, ý của người muốn đề nghị một hướng sống nhóm L. Người bố nghèo muốn tôi trở thành một nhân viên nhóm L có mức lương cao, hoặc một chuyên gia làm tư có mức phí cao như bác sỹ, luật sư hay kế toán gia. Người bố nghèo của tôi luôn quan tâm về một đồng lương đều đặn, nhiều phúc lợi và đảm bảo công việc. Điều đó giải thích tại sao Người đã trở thành một công chức chính phủ có mức lương cao, trở thành một nhân vật lãnh đạo đầu ngành giáo dục của tiểu bang Hawaii.
Trong khi đó, ngưởi bố giàu nhưng ít học lại đưa ra một lời khuyên khác hẳn. Người khuyến khích thế này, "Hãy đi đến trường, tốt nghiệp đại học, sau đó tự kinh doanh và trở thành một nhà đầu tư thành công. Nói như thế, ý của Người muốn đề nghị một hướng sống nhóm C.
Quyển sách này sẽ viết về một quá trình giáo dục, tâm lý và cảm xúc mà tôi đã trải qua khi nghe theo lời khuyên của người bố giàu..."
MỤC LỤC
PHẦN 1; KIM TỨ ĐỒ
CHƯƠNG 1: TẠI SAO ANH KHÔNG KIẾM LẤY MỘT CÔNG VIỆC?
CHƯƠNG 2: NHỮNG CON NGƯỜI KHÁC NHAU THUỘC CÁC NHÓM KHÁC NHAU
CHƯƠNG 3: TẠI SAO MỌI NGƯỜI CHỌN SỰ AN TOÀN HƠN LÀ SỰ TỰ DO
CHƯƠNG 4: BA KIỂU HỆ THỐNG KINH DOANH
CHƯƠNG 5: BẢY CẤP BẬC ĐẦU TƯ
CHƯƠNG 6: CON KHÔNG THỂ THẤY TIỀN BẰNG MẮT CON ĐƯỢC
PHẦN 2: KHAI THÁC NHỮNG GÌ TÀI GIỎI NHẤT TRONG BẠN
CHƯƠNG 7: TRỞ THÀNH NGƯỜI BẠN MUỐN
CHƯƠNG 8: TÔI LÀM GIÀU BẰNG CÁCH NÀO?
CHƯƠNG 9: HÃY LÀ NGÂN HÀNG, CHỨ ĐỪNG LÀ KẺ LÀM CÔNG CHO NGÂN HÀNG
PHẦN 3: ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG NHÓM C VÀ D
CHƯƠNG 10: BƯỚC NHỮNG BƯỚC NHỎ
BẢY BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG SANG BÊN PHẢI CỦA KIM TỨ ĐỒ
CHƯƠNG 11: ĐÃ ĐẾN LÚC LO CHUYỆN CỦA MÌNH
CHƯƠNG 12: KIỂM SOÁT LƯU LƯỢNG TIỀN MẶT
CHƯƠNG 13: PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU GIỮA RỦI RO VÀ TÍNH RỦI RO
CHƯƠNG 14: XÁC ĐỊNH BẠN MUỐN TRỞ THÀNH KIỂU NHÀ ĐẦU TƯ NÀO?
CHƯƠNG 15: TÌM KIẾM NGƯỜI ĐỠ ĐẦU
CHƯƠNG 16: BIẾN SỰ THẤT VỌNG THÀNH SỨC MẠNH CHO MÌNH
CHƯƠNG 17: SỨC MẠNH CỦA NIỀM TIN
CHƯƠNG 18: THAY LỜI KẾT
Sachkinhte.com.vn giới thiệu trich đoạn cuốn sách:
CHƯƠNG 7: TRỞ THÀNH NGƯỜI BẠN MUỐN
“Chuyện vô gia cư không đáng kể” người bố giàu nói. “Mà chính là con người mà con muốn trở thành. Cứ tiếp tục phấn đấu đi, con sẽ trở thành một con người khác. Nhưng nếu con bỏ cuộc, con cũng trở thành một con người khác nhưng không phải là người mà con muốn trở thành”
NHỮNG THAY ĐỔI MÀ BẠN SẼ TRẢI QUA
Đối với những bạn đang xem xét thay đổi mục tiêu từ sự ổn định việc làm snag sự ổn định tài chính, tất cả những gì mà tôi có thể tặng cho bạn chỉ là những lời khích lệ, động viên. Riêng đối với Kim và tôi, chúng tôi, chúng tôi phải trải qua tình huống không nhà cửa, nỗi tuyệt vọng trước khi chúng tôi tìm lại sự can đảm để đi nốt con đường. Đó là con đường của chúng tôi, nhưng nó không nhất thiết là con đường mà bạn phải trải qua.Như tôi đã đề cập trước đây, có những hệ thống được vạch sẵn giúp bạn có thể đi qua cây cầu vượt sang thế giới bên phải của tứ đồ.
Vấn đề thực sự chính là những thay đổi nội tâm mà bạn phải trải qua để phấn đấu trở thành con người mà bạn mong muốn trong suốt quá trình. Quá trình ấy đối với một số người không khó khăn gì. Nhưng với nhiều người khác, quá trình ấy đầy những chông gai hiểm trở không thể vượt qua.
TIỀN BẠC LÀ THUỐC PHIỆN
Ngưởi bố giàu luôn nói với Mike và tôi “Tiền bạc là thuốc phiện”. Lý do chính khiến cho Người không chịu trả lương cho công việc chúng tôi làm là vì người không muốn chúng tôi sẽ trở lên những con nghiện cho lối sống làm việc vì tiền. “nếu con nghiện tiền bạc”, Người nói, “Sẽ rất khó khăn cho con chiến thắng được cơn nghiện đó”
Khi tôi gọi từ California như một người lớn và xin tiền Người, Người vẫn không thay đổi cách mà người bắt tay dạy chúng tôi từ lúc chúng tôi chỉ là những đứa nhóc 9 tuổi. Không cho chúng tôi tiền như hồi chúng tôi còn nhỏ, và cho đến khi ấy Người cũng làm như thế. Người vẫn tiếp tục cách ứng xử cứng rắn và hướng tôi xa dần lối sống đam mê làm việc vì tiền.
Người gọi tiền là thuốc ph bao nghiện vì Người đã từng chứng kiến biết bao nhiêu người hạnh phúc có tiền, nhưng lại trở nên chán nản buồn rầu khi trong túi không còn một cắc. Cũng giống như những người ghiền ma túy, họ đạt tới tình trạng hưng phấn khi tiêm thuốc, và trở lên bạo động, điên loạn khi không có nó.
“Hãy cẩn thận với sức mê của đồng tiền con ạ” Người thường nói. “Một khi con quen nhận lấy nó, sự mê hoặc của tiền bạc sẽ khiến con kẹt dính mãi mãi vào thói quen con hay kiếm tiền”
Nói cách khác, nếu bạn kiếm tiền như một ngưởi làm công, bạn sẽ có khuynh hướng ưa thích cách kiếm tiền đó. Nếu bạn từng kiếm tiền như người làm tư, sẽ rất khó phá vỡ sự cố chấp vào cách kiếm tiền đó. Còn nếu bạn quen với sự bao cấp của chính phủ, thói quen ấy cũng sẽ rất khó thay đổi được.
“Chướng ngại lớn nhất trong cuộc hành trình từ phía bên trái sang phía bên phải tứ đồ chính là sự cố chấp vào cách kiếm tiền mà con từng quen làm như vậy trước đây” Người nói, “Đó không chỉ là một sự thay đổi thói quen, mà còn là sự cắt bỏ thói nghiện”
Đó chính là lý do tại sao mà Người từng nhấn mạnh với chúng tôi đừng bao giờ làm việc vì tiền. Người bắt chúng tôi phải học cách tạo ra các hệ thống cho chính mình mà từ đó tiền bạc sẽ chảy vào túi chúng tôi.
CÁC KIỂU RẬP KHUÔN
Đối với vợ chồng tôi, chướng ngại lớn nhất cản trở chúng tôi trên con đường làm giàu ở nhóm C, chính là những thói quen, những nền móng giáo dục trong quá khứ cứ kềm hãm chúng tôi lại. Thật không dễ chịu chút nào khi những người thân cứ tra hỏi chúng tôi: “Tại sao bạn lại làm điều này? Tại sao anh chị không chịu đi kiếm việc làm?”
Tình huống càng trở lên nghiêm trọng và phức tạp hơn khi chính một phần con người trong chúng tôi cứ muốn lôi kéo chúng tôi trở lại sống dựa dẫm và lệ thuộc vào những đồng lương nhận được đều đều mỗi tháng.
Người bố giàu đã giải thích cho Mike và tôi thế giới tiền bạc là một hệ thống vĩ đại và to lớn. Và chúng tôi chỉ là những cá nhân nhỏ bé đang học hỏi cách vận hành, hoạt động theo những kiểu, những khuôn nào đó trong hệ thống ấy. Chẳng hạn:
Người nhóm L: làm việc cho hệ thống
Người nhóm T: Tự bản thân đã là hệ thống
Người nhóm C: Tạo ra, làm chủ hoặc kiểm soát hệ thống
Người nhóm Đ: Đầu tư tiền bạc vào hệ thống
Những kiểu, những khuôn mà người bố giàu muốn ám chỉ đến chính là những kiểu khuôn nằm ngay bên trong cơ thể, tư tưởng, suy nghĩ của chúng tôi mà những kiểu khuôn mẫu đó đã lôi kéo con người theo những hướng khác nhau trên con đường tiền bạc.
“Khi một người cần tiền”, người bố giàu nói “Người nhóm L sẽ đi kiếm một công việc ngay mà không cần suy nghĩ, trong khi người nhóm T thường muốn tự mình kiếm tiền bằng chính công sức của bản thân. Người nhóm C sẽ tạo ra hoặc mua lấy một hệ thống kinh doanh làm ra tiền, và người nhóm D thì tìm kiếm cơ hội đầu tư vào một tài sản tạo ra tiền”
TẠI SAO LẠI KHÓ KHĂN KHI THAY ĐỔI MỘT KHUÔN MẪU
“Lý do tại sao thay đổi một nếp sống thường khó khăn”, Người bố giàu nói, “là vì tiền bạc ngày nay đã trở thàn một phần không thể tách rời của cuộc sống. Trong thời nông nghiệp, tiền bạc không quan trọng đến như thế bởi vì đất đai có thể đem lại thức ăn, chỗ ở, củi lửa và nước nôi mà không cần tiền bạc. Một khi con người di cư vào những thành phố lớn trong thời đại Công nghiệp, tiền bạc bắt đầu chứng tỏ sức mạnh của nó đối với cuộc đời. Ngày nay, ngay cả nước uống cũng phải tốn tiền con ạ”
Người bố giàu tiếp tục giải thích: Khi một người bắt đầu cuộc hành trình, chẳng hạn từ nhóm L vào nhóm T, một phần con người vốn đã quen với lối sống của nhóm L, hoặc nỗi sợ hãi sự thất bại, bắt đầu trỗi dậy và phản kháng. Hình ảnh đó chẳng khác nào như một người đang bị chìm trong dòng nước cố hớp hơi không khí để thở, hay như một người bị đói trong một thời gian dài sẽ cố tìm mọi thứ để ăn, để sống sót.
“Chính cuộc chiến thầm lặng bên trong con người của con đã làm cho con đường trở lên khó khăn và phức tạp. Chính sự nổi loạn giữa con người cũ của con với con người mà con khao khát trở thành mới là đầu mối phát sinh mọi vấn đề”
Người giải thích với tôi trên điện thoại. “Phần con người vẫn bám vào sự ổn định đang khiêu chiến với phần con người hướng tới sự tự do. Chỉ có con mới có thể quyết định dứt khoát bên nào thắng. Hoặc con sẽ xắn tay áo lên lao vào chuyện kinh doanh con muốn, hay là con sẽ thối lui và chui vào cái vỏ ổn định việc làm mãi mãi.
HÃY NUÔI DƯỠNG LÒNG ĐAM MÊ
“Con có thực sự muốn tiến tới hay không” người bố giàu hỏi
“con muốn chứ” tôi vội vã trả lời
“Thế con có quên những gì con đã tính trước hay chưa? Con có còn nhớ sự đam mê của mình và những gì đã khiến con kẹt vào tình huống khó khăn này ngay từ ban đầu hay không” Người hỏi
“Ồ”, tôi trả lời, hợi bị giật mình, Ừ nhỉ, tôi đã quên bẵng nó. Cho nên tôi cứ đứng lặng thinh bên trạm điện thoại, cố suy nghĩ điều gì đã khiến tôi lâm vào chuyện bê bối thế này.
“Ta biết con ạ”, Người nói như muốn làm vỡ tung màng nhĩ tai tôi “Con quá lo lắng để tồn tại với nghề nghiệp chuyên môn của con hơn là cố nuôi dưỡng giấc mơ của con. Nỗi sợ trong con đã đè bẹp lòng khát khao đam mê của con. Cách tốt nhất là ráng giữ ngọn lửa ấy đừng tàn lụi trong tim mình con a. Hãy luôn nhớ những gì con đã hoạch định thì cuộc hành trình sẽ trở nên thoải mái dễ dàng. Còn nếu con cứ lo lắng về chính con, nỗi sợ hãi trong con sẽ làm chủ và cai trị linh hồn con. Chính lòng đem mê mới xây lên những hệ thống kinh doanh, chứ không phải bằng sự sợ sệt đâu con. Con đã đi một đoạn khá xa. Con gần tới đích cho nên đừng quay lưng lại ngay bây giờ. Nhờ, hãy bám vào những mục tiêu con dự định, đừng bao giờ quên nó và đừng bao giờ làm tắt đi ngọn lửa cháy bỏng khát khao trong con. Con có thể bỏ cuộc bất cứ lúc nào cũng được, nhưng đâu nhất thiết ngay bây giờ phải không con”
Người nói đùng, tôi đã quên bẵng đi mục tiêu dự định của cuộc hành trình của mình. Tôi đã quên giấc mơ của tôi, cho nên nỗi sợ cứ từng chút từng chút một chiếm cứ lấy linh hồn và trái tim của tôi. Tôi quyết định khoan bỏ cuộc cho đến khi tôi thực hiện được điều tôi mong muốn....
Sachkinhte.com.vn trân trọng giới thiệu !