7 THÓI QUEN ĐỂ THÀNH ĐẠT (STEPHEN COVEY)
Hầu như đi bất kỳ quốc gia nào trên thế giới bạn cũng dễ dàng nhận ra tác phẩm nổi tiếng "7 Thói quen để thành đạt" của tác giả Stephen R.Covey luôn được mọi người đón đọc và đánh giá cao như một cẩm nang rèn luyện để đi đến thành công.
Thật vậy, kể từ lần xuất bản đầu tiên, 7 Thói quen để thành đạt đã trở thành một trong những cuốn sách có giá trị và nổi tiếng nhất thế giới về thể loại tự rèn luyện bản thân để thành công trong cuộc sống. Với 20 triệu bản được phát hành, được dịch ra hơn 40 thứ tiếng trên khắp thế giới, tác phẩm đã có sức lan tỏa vô cùng rộng lớn, không chỉ trong lĩnh lực rèn luyện, phát triển tính cách con người mà còn được bình chọn là một trong 10 cuốn sách về quản trị có giá trị nhất từ trước tới nay.
Con người luôn khao khát thành công, nhưng nếu không nhận thức được bản chất của thành công mà cứ mù quáng theo đuổi thì thật vô nghĩa. Tác giả đã nhận ra và phân tích một cách cực kỳ sâu sắc cội nguồn của thành công, giúp cho hàng chục triệu người trên thế giới xây dựng được cuộc sống mỹ mãn từ nền tảng và tính cách của mỗi người.
Tính cách của chúng ta về cơ bản bát nguồn từ những thói quen. Đó là một chuỗi phản ứng dây chuyền bắt đầu từ suy nghĩ, dẫn đến hành động, tạo lên thói quen, định hình tính cách và cuối cùng tạo nên số phận. Trong dây chuyền đó thói quen là yếu tố quan trọng vì chúng tồn tại trong phạm trù vô thức, mang tính bền vững. Chúng tác động vào đời sống sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng mạnh mẽ đến cá tính và bản lĩnh mỗi người. Nhưng thói quen không thể hình thành một cách nhanh chóng, tức thời mà liên quan mật thiết đến quá trình rèn luyện. Vì vậy, thói quen có sức mạnh và ảnh hưởng rất lớn. Nếu chúng ta biết vận dụng đúng sẽ đem lại những hiệu quả đặc biệt đối với sự cải thiện tính cách và phát triển năng lực mỗi người.
Mọi thành công trong cuộc sống có thể nói gần như luôn được bắt nguồn hoặc ít nhiều đều có liên quan đến 7 thói quen quan trọng này. Tạo dựng được 7 thói quen còn là phương pháp giúp bạn có thể giải quyết một cách có hiệu quả nhất mọi vướng mắc trong công việc, trong cuộc sống gia đình, trong giao tiếp xã hội đồng thời nhận được sự quý trọng và thiện cảm của mọi người xung quanh.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM TỔNG QUAN
CÁNH CỬA CỦA SỰ THAY ĐỔI
NHỮNG THÁCH THỨC CỦA KỸ NGUYÊN MỚI: SỢ HÃI VÀ TỰ TI, ƯỚC MUỐN VÀ THAM VỌNG SỞ HỮU; TRỐN TRÁNH TRÁCH NHIỆM; TUYỆT VỌNG; MẤT CĂN BẰNG TRONG CUỘC SỐNG; TÍNH VỊ KỶ; NỀM KHAO KHÁT ĐƯỢC LẮNG NGHE; XUNG ĐỘT VÀ KHÁC BIÊT; BẾ TẮC CỦA BẢN THÂN
ĐÂU LÀ GIẢ PHÁP
CHÚNG TA CÓ THỂ KỲ VỌNG ĐIỀU GÌ?
MÔ THỨC VÀ NGUYÊN TẮC
BẮT ĐẦU TỪ BÊN TRONG
1. ĐẠO ĐỨC NHÂN CÁCH VÀ ĐẠO ĐỨC TÍNH CÁCH
2. CHÍNH YẾU VÀ THỨ YẾU
3. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔ THỨC
4. THAY ĐỔI MÔ THỨC
5. NHẬN THỨC VÀ TÍNH CÁCH
6, LẤY NGUYÊN TẮC LÀM TRUNG TÂM
7. NGUYÊN TẮC THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN
8. NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ
9. NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ TƯ DUY
TỔNG QUAN VỀ "7 THÓI QUEN"
1. THÓI QUEN LÀ GÌ?
2. TÍNH LIÊN TỤC CỦA QUÁ TRÌNH TRƯỞNG THÀNH
3. ĐỊNH NGHĨA VỀ TÍNH HIỆU QUẢ
4. NGUYÊN TẮC PC TRONG TỔ CHỨC
CHƯƠNG HAI: THÀNH TÍCH CÁ NHÂN
THÓI QUEN THỨ NHẤT: LUÔN CHỦ ĐỘNG
CÁC NGUYÊN TẮC VỀ TẦM NHÌN CÁ NHÂN:
1. LĂNG KÍNH XÃ HỘI
2. GIỮA NHÂN TỐ KÍCH THÍCH VÀ PHẢN ỨNG LÀ GÌ?
3. ĐỊNH NGHĨA "TÍNH CHỦ ĐỘNG"
4. NẮM THẾ CHỦ ĐỘNG
5. CHỦ ĐỘNG HÀNH ĐỘNG HAY BỊ ĐỘNG ĐỐI PHÓ?
6. LẮNG NGHE CHÍNH MÌNH
7. VÒNG TRÒN QUAN TÂM VÀ VÒNG TRÒN ẢNH HƯỞNG
8. KIỂM SOÁT TRỰC TIẾP, KIỂM SOÁT GIÁN TIẾP VÀ NGOÀI TẦM KIỂM SOÁT
9. MỞ RỘNG VÒNG TRÒN ẢNH HƯỞNG
10. "CÓ" VÀ "LÀ"
11. PHÍA BÊN KIA CỦA THẤT BẠI
12. CAM KẾT VÀ GIỮ LỜI
13. TÍNH CHỦ ĐỘNG: CUỘC TRẮC NGHIỆM 30 NGÀY
THÓI QUEN THỨ HAI: BẮT ĐẦU TỪ MỤC TIÊU ĐÃ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH
CÁC NGUYÊN TẮC LÃNH ĐẠO BẢN THÂN:
1. "BẮT ĐẦU TỪ MỤC TIÊU ĐÃ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH" CÓ NGHĨA LÀ GÌ?
2. MỌI SỰ VẬT ĐỀU ĐƯỢC SÁNG TẠO HAI LẦN
3. DỰ KIẾN HAY MẶC NHIÊN
4. LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ - HAI SỰ SÁNG TẠO
5. TRỞ THÀNH NGƯỜI SÁNG TẠO ĐẦU TIÊN CỦA CHÍNH MÌNH
6. TUYÊN NGÔN SỨ MỆNH CÁ NHÂN
7. TRUNG TÂM CỦA VÒNG TRÒN ẢNH HƯỞNG
8. CÁC TRỌNG TÂM CỦA CUỘC SỐNG
9. NHẬN DIỆN TRỌNG TÂM CỦA BẠN
10. TRỌNG TÂM HƯỚNG VỀ NGUYÊN TẮC
11. THIẾT LẬP VÀ VẬN DỤNG BẢN TUYÊN NGÔN SỨ MỆNH CÁ NHÂN
12. VẬN DỤNG TƯ DUY Ở TẦM CAO MỚI
13. HAI PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC TIỀM NĂNG CỦA BÁN CẦU NÃO PHẢI
14. NHẬN DIỆN VAI TRÒ VÀ MỤC TIÊU
15. TUYÊN NGÔN SỨ MỆNH GIA ĐÌNH
16. TUYÊN NGÔN SỨ MỆNH CỦA TỔ CHỨC
THÓI QUEN THỨ BA: ƯU TIÊN CHO ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT
CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ BẢN THÂN:
1. SỨC MẠNH CỦA Ý CHÍ ĐỘC LẬP
2. BỐN THẾ HỆ QUẢN TRỊ THỜI GIAN
3. GỐC PHẦN TƯ THỨ HAI
4. ĐIỀU KIỆN CẦN CÓ ĐỂ NÓI "KHÔNG"
5. TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN PHẦN TƯ THỨ HAI
6. CÔNG CỤ DÙNG CHO PHẦN TƯ THỨ HAI
7. TRỞ THÀNH NGƯỜI TỰ QUẢN PHẦN TƯ THỨ HAI
8. THỰC HIỆN LỊCH CÔNG TÁC CỦA BẠN
9. ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI CỦA THẾ HỆ QUẢN LÝ THỜI GIAN THỨ TƯ
10. GIAO PHÓ CÔNG VIỆC: GIA TĂNG P VÀ PC
11. GIAO PHÓ MỆNH LỆNH
12. GIAO PHÓ UỶ QUYỀN
13. MÔ THỨC VỀ PHẦN TƯ THỨ HAI
CHƯƠNG BA: THÀNH TÍCH TẬP THỂ
NHỮNG MÔ THỨC CỦA SỰ TƯƠNG THUỘC
1. TÀI KHOẢN TÌNH CẢM
2. SÁU KHOẢN KÝ GỬI CHỦ YẾU
3, NHỮNG QUY LUẬT CHỦ YẾU CỦA TÌNH YÊU VÀ CUỘC SỐNG
4. VẤN ĐỀ CỦA P LÀ CƠ HỘI CỦA PC
THÓI QUEN THỨ TƯ: TƯ DUY CÙNG THẮNG
CÁC NGUYÊN TẮC LÃNH ĐẠO
1. SÁU MÔ THỨC CỦA MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC GIỮA CON NGƯỜI
2. NĂM PHƯƠNG DIỆN CỦA TƯ DUY CÙNG THẮNG
3. CÁC HỆ THỐNG HỖ TRỢ
4. CÁC QUÁ TRÌNH
THÓI QUEN THỨ NĂM: LẮNG NGHE VÀ THẤU HIỂU
CÁC NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP TRÊN CƠ SỞ THẤU HIỂU LẪN NHAU
1. TÍNH CÁCH VÀ GIAO TIẾP
2. LẮNG NGHE VÀ THẤU HIỂU
3. "CHẨN BỆNH" TRƯỚC KHI "KÊ TOA"
4. BỐN KIỂU PHẢN ỨNG PHẢN XA
5. HIỂU VÀ NHẬN THỨC
6. TIẾP CẬN TỪNG BƯỚC MỘT
THÓI QUEN THỨ SAU: ĐỒNG TÂM HIỆP LỰC
1. SỰ GIAO TIẾP ĐỒNG TÂM HIỆP LỰC
2. ĐỒNG TÂM HIỆP LỰC TRONG NHÓM
3. ĐỒNG TÂM HIỆP LỰC TRONG KINH DOANH
4. ĐỒNG TÂM HIỆP LỰC VÀ VẤN ĐỀ GIAO TIẾP
5. TÌM KIẾM MỘT PHƯƠNG ÁN THỨ BA
6. ĐỒNG TÂM HIỆP LỰC TIÊU CỰC
7. COI TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT
8. PHÂN TÍCH TRƯỜNG LỰC
9. BẢN CHẤT TỰ NHIÊN LÀ ĐỒNG TÂM HIỆP LỰC
CHƯƠNG BỐN: ĐỔI MỚI
THÓI QUEN THỨ BẢY: RÈN GIŨA BẢN THÂN
CÁC NGUYÊN TẮC TỰ ĐỔI MỚI HỢP LÝ
1. BỐN KHÍA CẠNH CỦA TỰ ĐỔI MỚI
2. ẢNH HƯỞNG CỦA BẠN ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC
3. CÂN BẰNG TRONG ĐỔI MỚI
4. ĐỒNG TÂM HIỆP LỰC TRONG ĐỔI MỚI
5. SỰ PHÁT TRIỂN THEO ĐƯỜNG XOẮN ỐC
TRỞ LẠI NGUYÊN TẮC "BẮT ĐẦU TỪ BÊN TRONG"
1. CUỘC SỐNG LIÊN THẾ HỆ
2. CON NGƯỜI GIAO THỜI
3. MỘT SỐ GHI CHÚ CỦA TÁC GIẢ
THAY LỜI KẾT
MỘT SỐ CUỐN SÁCH CÓ THỂ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI BẠN
VỀ TÁC GIẢ STEPHEN R. COVER
GIÁ TRỊ CỦA "7 THÓI QUEN ĐỂ THÀNH ĐẠT"
Sachkinhte.com.vn trân trọng giới thiệu trích đoạn của cuốn sách:
"Sau những trải nghiệm tôi đúc kết được một bài học sâu sắc trong cuộc sống: Nếu muốn vượt qua mọi thách thức để đạt được những khát vọng lớn lao, bạn phải biết nhận diện và vận dụng đúng các nguyên lý hay quy luật tự nhiên vào các mục tiêu của mình. Vận dụng thành công một quy luật nào đó phụ thuộc rất nhiều vào trí tuệ, khả năng và sự sáng tạo của từng người, nhưng điều quan trọng nhất là phải biết kết hợp các nguyên tắc với nhau....
Cuối cùng, tôi muốn nhắc lại một câu hỏi mà tôi thường nêu ra trong những buổi thuyết trình của mình: Có bao nhiêu người trước khi trút hơi thở cuối cùng muốn có thêm thời gian để làm việc, hay xem tivi? Câu trả lời là chẳng có ai cả. Lúc đó, họ chỉ nghĩ về người thân, gia đình và cả những người mà họ hết lòng phụng sự. Ngay cả nhà tâm lý học vĩ đại Abraham Maslow vào cuối đời mình cũng đã coi hạnh phúc, sự hoàn thành nhiệm vụ và cống hiến cho hậu thế quan trọng hơn sự tự thể hiện bản thân..."
THÓI QUEN THỨ NHẤT: LUÔN LUÔN CHỦ ĐỘNG
CÁC NGUYÊN TẮC VỀ TẦM NHÌN CÁ NHÂN
"Không một sự thật nào đáng khích lệ hơn là khả năng của con người trong việc nâng cao cuộc sống của mình bằng sự nỗ lực có ý thức" Henry David Thoreau
Khi đọc cuốn sách này, bạn hãy cố gắng thoát ra khỏi con ngưởi của bạn, cố gắng đưa ý thức vượt lên và soi rọi bản thân bằng chính đôi mắt của tâm hồn mình, và đọc. Liệu bạn có thể nhìn thấy bản thân bằng ánh mắt của một người khác không?
Bây giờ, bạn hãy suy nghĩ về tâm trạng của mình. Bạn có thể nhận diện được nó không? Bạn cảm thấy thế nào? Bạn có thể mô tả tâm trạng hiện tại của mình không?
Tiếp theo, bạn hãy dành một phút để nghĩ xem trí óc của mình làm việc như thế nào? Liệu nó có nhanh nhạy và tỉnh táo không? Bạn có cảm thấy đang bị gằng co giữa việc luyện tập khả năng tư duy và việc đánh giá ý nghĩa của hoạt động trí tuệ không?
Khả năng làm được điều nêu trên chỉ đặc biệt có ở con người, chúng ta có thể gọi đó là "sự tự nhận thức" - khả năng tự suy nghĩ trong toàn bộ quá trình tư duy của bản thân. Đó là nguyên nhân vì sao con người chiếm lĩnh được mọi thứ trên thế giới và có những bước tiến không ngừng từ thế hệ này sáng thế hệ khác. Và đó cũng là lý do tại sao chúng ta có thể đánh giá và học tập được kinh nghiệm của người khác, cũng như tạo ra hoặc từ bỏ những thói quen của mình.
Chúng ta không phải là điều chúng ta cảm thấy. Chúng ta không phải là tâm trạng mà chúng ta đang mang. Chúng ta cũng không phải là cái chúng ta nhận thức. Chúng ta có khả năng tư duy về cảm xúc, tâm trạng, và ý nghĩ, có khả năng tự nhận thức, và chính điều này đã tách chúng ta ra khỏi con người mình và ra khỏi thế giới động vật để xem xét cách chúng ta nhìn nhận về bản thân mình. Đó là mô thức bản ngã - mô thức quan trọng nhất, có bản nhất của sự thành đạt. Nó có ảnh hưởng không chỉ đến thái độ và hành vi của chúng ta mà còn đến cách chúng ta nhìn nhận người khác. Nó là "tấm bản đồ" chi phối bản chất cơ bản của con người.
Thật vậy, chỉ khi quan tâm đến cách nhìn nhận bản thân (và cách chúng ta nhìn người khác) thì chúng ta mới có thể hiểu được cách nhìn nhận và cảm nhận của người khác về họ và thế giới của họ. Nếu không, chúng ta sẽ có thành kiến đối với hành vi của họ và xem hành vi của chúng ta là khách quan.
Điều này làm hạn chế đáng kể tiềm lực của bản thân và khả năng giao tiếp với người khác. Nhưng nhờ khả năng đặc biệt của con người là sự tự nhận thức nên chúng ta có thể xem xét mô thức của mình để xác định xem chúng là thực tại - dựa trên cơ sở những nguyên tắc - hay chúng phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh.
GIỮA NHÂN TỐ KÍCH THÍCH VÀ PHẢN ỨNG LÀ GÌ?
FRankl là một nhà tâm thần học. Ông từng bị giam trong các trại tập trung của Đức quốc xã, nơi ông phải chứng kiến những hành động ghê tởm của bọn phát xít. Cha mẹ, em trai và vợ cảu ông đều chết trong trại tập trung. Cả gia đình chỉ còn lại cô em gái và ông. Bản thân ông đã phải chịu đựng nhiều cực hình và ông không biết mình sẽ bị đưa vào hoả lò hoả thiêu hay may mắn nằm trong số những người "được sống" để làm công việc khiêng xác hoặc xúc tro những người xấu số.
Một ngày nọ, khi đang trần truồng một mình trong phòng giam nhỏ, ông bắt đầu nhận thức ra điều mà sau này ông gọi là "sự lựa chọn cuối cùng trong các quyền tự do của con người" - sự lựa chọn mà bọn cai ngục quốc xã không bao giờ cướp đi được.
Frankl cho rằng, bon chúng có thể kiểm soát hoàn toàn môi trường sống của ông, có thể làm bất cứ điều gì chúng muốn trên thân thể ông, nhưng là một con người biết tự nhận thức, ông có thể nhìn hoàn cảnh của mình từ góc độ của một người quan sát bên ngoài. Tự ông có thể quyết định tất cả những chuyện đang xảy ra có ảnh hưởng đến bản thân ông hay không và nếu có thì ảnh hưởng đến mức độ nào. Giữa những điều xảy ra với ông (nhân tố kích thích) và phản ứng của ông đối với chúng là sự tự do hay quyền lựa chọn phản ứng.
Bằng kinh nghiệm sống, Frankl hình dung về mình trong các hoàn cảnh khác nhau. Chẳng hạn ông sẽ lên lớp giảng bài cho sinh viên sai khi ra khỏi trại tập trung. Ông sẽ giảng những bài học mà mình đã đúc kết được trong suốt quãng thời gian bị tù đày.
Thông qua sự rèn luyện trí óc, tình cảm và tinh thần như vậy, chủ yếu bằng trí nhớ và sự tưởng tượng, ông đã luyện tập để có được sự tự do cho chính mình. Có thể bọn cai ngục đang rảo bước qua lại ngoài xà lim kia có nhiều tự do về thân thể và nhiều lựa chọn hơn ông, nhưng ông lại có được sự tự do về tinh thần và sức mạnh bên trong để thực hiện những lựa chọn cho tương lai của mình. Ông trở thành nguồn cảm hứng cho những người xung quanh, thậm chí một số cai ngục cũng ngưỡng mộ ông. Ông giúp người khác tìm ra ý nghĩa cuộc sống trong nỗi đau bị hành hạ do hoàn cảnh tù đày.
Frankl đã sử dụng khả năng thiên phú của con người về sự tự nhận thức để khám phá ra một nguyên tắc cơ bản trong bản chất con người : Giữa kích thích và phản ứng là quyền tự do lựa chọn phản ứng cùa con người.
Trong sự tự do lựa chọn là khả năng thiên phú mà chỉ con người mới có. Ngoài sự tự nhận thức, chúng ta còn có trí tưởng tượng - khả năng sáng tạo ngoài thực tiễn. Chúng ta còn có ý thức - sự hiểu biết sâu sắc về cái đúng cái sai, về các nguyên tắc chi phối hành vi, và về mức độ phù hợp của suy nghĩ và hành động của chúng ta đối với các nguyên tắc đó. Chúng ta còn có ý chí độc lập - là khả năng hành động dựa trên cơ sở của sự tự nhận thức mà không chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác.
Ngay cả những động vật thông minh nhát cũng không có được những khả năng thiên phú này. Nói theo ngôn ngữ máy tính thì chúng được "lập trình" bằng bản năng hoặc bằng sự luyện tập. chúng có thể được luyện tập để có trách nhiệm, nhưng không thể luyện tập để chịu trách nhiệm về việc huấn luyện đó. Nói cách khác, chúng không thể điều khiển, không thể thay đổi được việc chương trình hoá và thậm chí cũng không biết được điều đó.
Nhưng với con người thì khác, nhờ có khả năng thiên phú, chúng ta có thể viết ra các chương trình mới cho mình một cách hoàn toàn khác với các bản năng và sự luyện tập của mình. Đó là lý do vì sao khả năng của động vật tương đối hạn chế, còn khả năng của con người là vô tận. Nhưng nếu sống như những con vật, chỉ dựa vào bản năng, hoàn cảnh và các điều kiện sống, thì khả năng của chúng ta cũng sẽ bị hạn chế...
Những khả năng đặc biệt chỉ có ở con người ấy nâng chúng ta vượt ra khỏi thế giới động vật . Sự luyện tập và phát triển những khả năng thiên phú giúp chúng ta có thêm sức mạnh để hoàn thiện các tiềm năng của mình. Nằm ở vị trí giữa kích thích và phản ứng là sức mạnh lớn nhất của chúng ta: quyền tự do lựa chọn
Sachkinhte.com.vn trân trong giới thiệu!