THẾ LƯỠNG NAN CỦA NHÀ CẢI TIẾN (CLAYTON M. CHRISTENSEN)
Clayton M. Christensen là giáo sư chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Trường kinh doanh Harvard. Ông từng là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của công ty Ceramics Process Systems, thành viên của chương trình White House Fellow và tham gia công ty Tư vấn Boston (BCG) Ông là tác giả hoặc đồng tác giả của nhiều bài viết đăng trên nhiều tạp chí như Research Policy, Strategic Management Journal…
Thế lưỡng nan của nhà cải tiến viết về sự thất bại của các công ty hàng đầu trong một số ngành công nghiệp khi họ đối mặt với một số loại hình thay đổi của thị trường và công nghệ. Cuốn sách này không chỉ đơn thuần bàn về sự thất bại của các doanh nghiệp nói chúng, mà ở đây chú trọng đến các công ty tốt – các tên tuổi mà nhiều nhà quản lý ngưỡng mộ và cố gắng học hỏi theo, các công ty được biết đến nhờ khả năng đổi mới và thực thi. Các công ty vấp ngã vì nhiều lý do, lẽ tất nhiên, trong đó có thể là do thói quan liêu, sự kiêu ngạo, bộ máy điều hành mệt mỏi, hoạch định kém, tầm nhìn đầu tư ngắn hạn, kỹ năng và nguồn lực không tương xứng, và có khi chỉ đơn giản là thiếu may mắn. Tuy nhiên, Thế lưỡng nan của nhà cải tiến không viết về các công ty có những điểm yếu như trên mà trình bày về các công ty được quản lý tốt, có sức cạnh tranh cao, biết khéo léo lắng nghe khách hàng, đầu tư mạnh vào công nghệ mới, nhưng vẫn mất vị thế thống trị trên thị trường.
Những lời khen tặng dành cho Thế lưỡng nan của nhà cải tiến
“Quyển sách này giải quyết một vấn đề khắc nghiệt mà hầu hết các công ty thành công rốt cục cũng sẽ phải đối mặt. Sách sáng rõ, đậm nét phân tích – và đáng sợ” – Tiến sĩ Andrew S. Grove, Chủ tịch kiêm CEO, Tập đoàn Intel
“Tác phẩm đầu tay của Clayton Christensen, Thế lưỡng nan của nhà cải tiến mang đến các kiến thức sáng rõ và sâu sắc về mối liên hệ phức tạp và cực kỳ quan trọng giữa sự thay đổi công nghệ và thành công trong kinh doanh. Các nghiên cứu tình huống của Clay đã thiết lập một chuẩn mực mới để nghiên cứu lĩnh vực này. Các kết luận của ông là ý tưởng để tiếp tục tư duy dành cho ban quản lý cao nhất của mọi doanh nghiệp.” – Richard N. Foster, Giám đốc công ty McKinsey.
MỤC LỤC
Phần 1: Tại sao các công ty lớn mạnh lại có thể sụp đổ
Chương 1: Các công ty lớn mạnh sụp đổ như thế nào? Hiểu biết từ ngành ổ đĩa
Chương 2: Các mạng giá trị và động cơ cải tiến
Chương 3: Thay đổi công nghệ mang tính đột phá trong ngành máy đào cơ giới
Chương 4: Đã lên lưng cọp
Phần II: Quản lý sự thay đổi công nghệ mang tính đột phá
Chương 5: Giao trách nhiệm xử lý công nghệ đột phá cho các tổ chức có khách hàng cần loại công nghệ này
Chương 6: Quy mô tổ chức phù hợp với dung lượng thị trường
Chương 7: Khám phá các thị trường mới và đang lên
Chương 8: Phương pháp thẩm định năng lực và khuyết tật của tổ chức
Chương 9: Hiệu suất từ công nghệ, nhu cầu thị trường và vòng đời sản phẩm
Chương 10: Quản lý sự thay đổi công nghệ mang tính đột phá: Một nghiên cứu tình huống
Chương 11: Tóm lược về thế tiến thoái lưỡng nan trong cải tiến
Sachkinhte.com.vn trân trọng giới thiệu!