Khái niệm tái cấu trúc nổi tiếng được Hammer.M.M & Champry giới thiệu trong các cuốn sách “ Reenging the Corporation” (1993), “ Reengineering Management” (1995), và “The Agenda” (2001) như sau : “ Tái cơ cấu (Reengingeering) là hành động xem xét và cấu trúc lại một phần, một số phần hay toàn bộ một tổ chức, đơn vị nào đó mà ở đây thường là một công ty. Theo lý thuyết tái cơ cấu, ngoài việc thiết lập các mảng chức năng như sản xuất, kế toán, tiếp thị,… và xem xét các nhiệm vụ do từng mảng đảm trách, chúng ta còn phải chú ý tới các quy trình hoàn thiện, từng khâu tìm kiếm nguyên liệu cho tới khâu sản xuất, tiếp thị và phân phối. Một công ty cần được tái cơ cấu qua hàng loạt các quy trình”
Không chỉ các tổ chức đang hoạt động trì trệ, không hiệu quả, phải đứng trước nguy cơ sát nhập hoặc phá sản mới cần tái cơ cấu mà ngay cả những tổ chức đang hoạt động hiệu quả, đứng trên đỉnh cao thành công cũng cần đến những hoạt động tái cơ cấu dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
Mười năm trước ở thị trường điện thoại Việt nam, có ai trong chúng ta nghĩ rằng một ngày kia các dòng điện thoại của Nokia bị thay thế bởi Iphone của Apple. Thực tế hiện nay là người đẹp Bắc Âu đã bị hạ gục bởi gã trai Bắc Mỹ. Tương tự như vậy, với xu hướng đang diễn ra thì không ai hoài nghi việc SamSung sẽ hất ngôi bá chủ của Apple trog 5-10 năm tới. Điều gì đã khiến Nokia đang trong thời kỳ đỉnh cao lại có thể thất bại thảm hại? Và điều gì khiến gã khổng lồ Apple thành công đe dọa? Chính những hoạt động cơ cấu mạnh mẽ mới phản ánh cũng như đáp ứng những thay đổi chóng mặt của thị hiếu và công nghệ. Vì vậy, việc tái cấu trúc là một hoạt động liên tục và không ngừng nghỉ của tất cả các doanh nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào...
Có ba cách mà doanh nghiệp có thể áp dụng để xây dựng và thực hiện chiến lược, bao gồm :
-.Tự học xây dựng chiến lược và tự triển khai;
- Tận dụng kinh nghiệm và kiến thức về xây dựng và thực hiện chiến lược từ cổ đông chiến lược nước ngoài;
- Thuê công tu tư vấn
Nếu điều kiện công ty bạn cho phép tự học xây dựng và triển khai chiến lược thì cuốn sách này sẽ phân tích và hướng dẫn xây dựng năng lực, sắp xếp nguồn lực từ hoạch định chiến lược đến triển khai các dự án hiện thực hóa chiến lược. Điểm khác biệt của nội dung cuốn sách là những chia sẻ bằng dẫn chứng, minh họa đến từ thực tế triển khai vơi nhiều chi tiết cụ thể, giúp người đọc liên hệ và vận dụng xuyên suốt từ lý thuyết đến thực hành.
Dù cho doanh nghiệp của bạn có cổ đông nước ngoài chiến lược, thuê công ty tư vấn xây dựng và thực hiện chiến lược, bạn cũng phải có kiến thức căn bản về hai mảng này để đối ứng với các đối tác. Cổ đông nước ngoài hay công ty tư vấn đều không thể hiểu rõ doanh nghiệp hoặc tham vọng của bạn bằng chính bạn. Hơn nữa, khi cùng các đối tác xây dựng và triển khai chiến lược thì người hướng dẫn cho họ tìm hiểu thị trường và phân tích ngành chính là bạn. Đây là cách họ thâm nhập và tìm hiểu mọi ngóc ngách của doanh nghiệp, bạn cũng sẽ là người phản biện những sáng kiến có thể không phù hợp với thị trường của Việt nam.
Cuốn sách này chỉ ra rằng, dù có cổ đông chiến lược hay thuê công ty tư vấn , không có nghĩa bạn không phải làm gì. Từ kinh nghiệm thực tế, chúng tôi nhận thấy những người trực tiếp xây dựng và triển khai chiến lược của doanh nghiệp, lại góp nhiều ý tưởng và sáng kiến cho các đối tác. Chính họ là những người làm việc nhiều hơn, vì họ sẽ là người vận hành và điều chỉnh chiến lược khi đối tác rút đi. Cuốn sách cũng cung cấp cho bạn những kiến thức, kinh nghiệm giám sát và đánh giá kết quả thực thi chiến lược.
Tôi hy vọng những kiến thức và kinh nghiệm sau nhiều năm tham gia các dự án tái cơ cấu lớn nhỏ tại một số ngân hàng sẽ có ích cho cộng đồng doanh nhân đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển của đất nước.
Các hoạt động tái cấu trúc luôn dựa trên nền tảng của quy mô kinh doanh mà doanh nghiệp muốn áp dụng đề phát triển các ý tưởng thay đổi. Ở đây, thông qua việc hướng dẫn hoạch định và thực hiện chiến lược, tôi cũng giới thiệu đến bạn đọc sách thành phần của mô hình kinh doanh với trọng tâm tương tác đa kênh hướng tới và xoay quanh trọng tâm tương tác đa kênh hướng tới và xoay quanh các trải nghiệm khách hàng: Contact Center – Telesales- Bán hàng/ Dịch vụ khách hàng trực tiếp có thể giúp doanh nghiệp thực hiện chiến lược lấy khách hàng làm trọng và hoạch định các chính sách thay đổi, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng.
CUỐN SÁCH NÀY DÀNH CHO AI ?
Cuốn sách này dành cho những doanh nhân đang ở đỉnh cao thành công và muốn thành công hơn nữa
Cuốn sách này dành cho những doanh nhân muốn đưa quy mô và lợi nhuận của doanh nghiệp lên tầm cao mới.
Cuốn sách dành cho những doanh nhân chuẩn bị mua bán, sát nhập doanh nghiệp và thực hiện tái cấu trúc theo chiến lược của mình.
Cuốn sách này dành cho những doanh nhân đang hết sức nỗ lực quản trị tập trung, kiểm soát chi phí và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Cuốn sách này dành cho các bộ quản lý các cấp ở các doanh nghiệp muốn áp dụng quản trị công việc theo mô hình dự án cho các kế hoạch hành động của mình.
Cuốn sách này dành cho những bạn trẻ bắt đầu khởi nghiệp (start – up) để lựa chọn hướng đi và cách làm phù hợp cho mình từ chiến lược đến mô hình kinh doanh.
Cuốn sách này dành cho các bạn quản lý viên và triển khai dự án.
Cuốn sách này dành cho những bạn trẻ đang học và muốn học quản trị kinh doanh .
Cuốn sách này dành cho tất cả những bạn đọc muốn tìm một cuốn sách dễ đọc về chiến lược, thực thi chiến lược và mô hình kinh doanh.
Bùi Xuân Phong là chuyên gia tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp và đào tạo quản lý dự án. Anh đã từng làm Giám đốc dự án tái cấu trúc Trung tâm dịch vụ khách hàng Sacombank (2011 – 2012), Giám đốc Văn phòng quản lý dự án (PMO) thuộc Ban dự án chiến lược chuyển đổi, OCB (2012 – 2014). Hiện nay anh là Giám đốc Khối quản trị nội bộ (COO) của IMPERIAL Group.
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Cuốn sách này dành cho ai
Phần I: TƯ DUY CHIẾN LƯỢC
Chương 1: Chiến lược đến từ đâu ?
Chương 2: Mô hình kinh doanh
Chương 3: Thực thi chiến lược dưới mô hình dự án
Phần II: MÔ HÌNH KINH DOANH
Chương 1: Phân khúc thị trường
Chương 2: Sản phẩm & Dịch vụ
Chương 3: Kênh bán hàng
Chương 4: Vận hành
Chương 5: Nhân lực
Chương 6: Quản lý khủng hoảng
Phần III: QUẢN LÝ DỰ ÁN TÁI CẤU TRÚC
Chương 1: Văn phòng quản lý dự án
Chương 2: Quy trình triển khai dự án
Chương 3: Mời thầu & Quản lý thầu
Chương 4: Truyền thông và quản lý sự thay đổi
Chương 5: Quản lý rủi ro dự án
Chương 6: Những bài học kinh nghiệm
LỜI KẾT
GIỚI THIỆU SÁCH CÙNG TÁC GIẢ
SÁCH KINH TẾ MỜI BẠN ĐÓN ĐỌC !