GIỚI THIỆU BỘ SÁCH QUÝ VỀ THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG - BẾN CHIẾN LƯỢC THÀNH HÀNH ĐỘNG
Bộ sách đặc biệt của cha đẻ khai sinh ra Thẻ điểm cân bằng công cụ đo lường hiệu quả chiến lược của doanh nghiệp. Nếu như bạn chưa kiểm soát hoặc tối ưu được hoạt động doanh nghiệp của mình, bạn chưa đo lường được hiệu suất cũng như việc thực hiện tầm nhìn và chiến lược kinh doanh, cuốn sách này rất giá trị và cần thiết:
I. CUỐN THỨ NHẤT: BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC
GIÁ: 180K/CUỐN
GIỚI THIỆU THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ:
ROBERT S. KAPLAN là giáo sư Marvin Bower về phát triển lãnh đạo tại Havard Business School. Trước đây ông là Hiệu trưởng Trường Sau Đại học về Quản trị công nghiệp thuộc Viện Đại Học Carnegie - Mellon từ năm 1977 -1983. Ông là tác giả của loạt chương trình Video của Harvard Business School về Đo lường kết quả hoạt động doanh nghiệp, là tác giả hoặc đồng tác giả 13 bài viết khoa học trên tạp chí Havard Business Review, hơn 100 bài viết khoa học khác, 11 quyến sách, trong đó có 3 quyển viết cùng David P. Norton.
Ông đã được nhận rất nhiều giải thưởng bao gồm: Nhà giáo dục xuất sắc của Hội kế toán Mỹ; Giải thưởng "Đóng góp to lớn cho nghiệp vụ kế toán". Ông là chủ tịch của Hiệp Hội thẻ điểm cân bằng. Liên lạc với ông qua địa chỉ Email: rkaplan@hbs.edu.
DAVID P. NORTON là Giám đốc Hiệp hội thẻ điểm cân bằng, một công ty dịch vụ chuyên nghiệp thúc đẩy nhận thức, sử dụng, nâng cao và bảo vệ Thẻ điểm cân bằng trên toàn thế giới. Trước đây ông là giám đốc Renaissance Solution, một công ty tư vấn do ông đồng sáng lập năm 1992, và đảm nhiệm vị trí Giám đốc công ty Nolan, Norton & Company trong 17 năm.
Ông là một chuyên gia tư vấn quản trị, nhà nghiên cứu và diễn giả về lĩnh vực quản lý kết quả chiến lược. Ông là người đồng sáng tạo khái niệm Thẻ điểm Cân Bằng cùng với Robert Kaplan. Liên lạc với ông qua địa chỉ Email: dnorton@bscol.com.
NHỮNG LỜI KHEN NGỢI DÀNH CHO CUỐN SÁCH:
"Các nhà lãnh đạo ngày nay đứng trước một thách thức: triển khai chiến lược một cách hoàn hảo, đồng thời tạo ra giá trị theo những phương thức cách tân. Bản đồ chiến lược là cuốn sách quan trọng cho bất cứ nhà lãnh đạo nào đang nổ lực hướng tới những mục tiêu nói trên trong bối cảnh môi trường kinh doanh đa dạng, với nhiều chủ thể liên quan" Vanessa Kirsch, Chủ tịch - Giám độc điều hành Tập đoàn New Profit Inc
"Với một công ty có trụ sở ở Nhật như chúng tôi, tinh thần đồng động là một phần quan trọng trong truyền thống công ty. Trong nỗ lực pha trộn truyền thống đó với văn hóa kinh doanh Mỹ - Nhật, chúng tôi nhận thấy Thẻ Điểm Cân Bằng là một công cụ hiệu quả để định nghĩa và truyền đạt các chiến lược cũng như mục tiêu trên phạm vi toàn tổ chức, đồng thời triển khai chúng một cách suôn sẻ" Naotaka Obata, CEO khu vực Châu Mỹ, The Bank of Tokyo-Mitsubishi, Ltd,.
"Trong Bản đồ chiến lược, Kaplan và Norton đã xây dựng một bộ công cụ mạnh mẽ, thực tế cho các nhà quản lý nói chung. Nhưng phương pháp mà các tác giả đã đưa ra giúp nhà quản lý duy trì khả năng kiểm soát trong môi trường kinh doanh phức tạp, đồng thời tập trung vào các vấn đề cốt yếu, các thước đo thành công, và các sáng kiến chiến lược" Giám đốc Bain & Company
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I: TỔNG QUAN
I. GIỚI THIỆU
II. BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC
PHẦN II: CÁC QUY TRÌNH TẠO GIÁ TRỊ
III. CÁC QUY TRÌNH QUẢN LÝ VẬN HÀNH
IV. CÁC QUY TRÌNH QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG
V. CÁC QUY TRÌNH ĐỔI MỚI
VI. CÁC QUY TRÌNH ĐIỀU TIẾT VÀ XÃ HỘI
PHẦN III: CÁC TÀI SẢN VÔ HÌNH
VII. GẮN KẾT TÀI SẢN VÔ HÌNH VỚI CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP
VIII. SỰ SẴN SÀNG CỦA NGUỒN NHÂN LỰC
IX. SỰ SẴN SÀNG CỦA NGUỒN LỰC THÔNG TIN
X. SỰ SẴN SÀNG CỦA NGUỒN VỐN TỔ CHỨC
PHẦN IV. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC VÀ BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC
XI. ĐIỂU CHỈNH BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC THEO CHIẾN LƯỢC CỦA BẠN
XII. LÊN CHIẾN LƯỢC CHO CHIẾN DỊCH HÀNH ĐỘNG
PHẦN V: CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
XIII. CÁC TỔ CHỨC TƯ NHÂN
XIV. CÁC TỔ CHỨC THUỘC KHU VỰC CÔNG
XV. CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN
II. CUỐN THỨ HAI: THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (PAUL R. NEVIN)
Được Robert Kaplan và David Norton xây dựng, phương pháp tưởng như rất đơn giản này có thể biến chiến lược của một công ty thành các mục tiêu, thước đo, chỉ tiêu cũng như sáng kiến trong bốn "Viễn cảnh" cân bằng: Tài chính, Khách hàng, Quy trình nghiệp vụ cùng đào tạo và phát triên nhân viên.
GIÁ: 168K/CUỐN
Các tổ chức trên toàn cầu đã làm theo và gặt hái được những lợi ích nhanh chóng từ những nguyên lý hết sức bình thường của Thẻ điểm cân bằng. Những lợi ích này bao gồm: Lợi nhuận tài chính tăng lên, sự định hướng tốt hơn của nhân viên đối với các mục tiêu chung, sự cộng tác được cải thiện và sự tập trung không ngừng vào chiến lược cũng nhiều điều khác. Tuy nhiên, để đạt được nhưng phần thưởng đó, một tổ chức phải sở hữu những công cụ cần thiết tạo ra Thẻ điểm cân bằng hiệu quả.
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Lời nói đầu
Lời cảm ơn
Chương 1: Đo lường hiệu xuất và nhu cầu về thẻ điểm cân bằng
Chương 2: Khởi đầu
Chương 3: Sứ mệnh, các giá trị, tầm nhìn và chiến lược
Chương 4: Bản đồ chiến lược
Chương 5: Tạo ra các thước đo hiệu quả
Chương 6: Đặt ra mục tiêu và ưu tiên sáng kiến
Chương 7: Phân tầng thẻ điểm cân bằng để thiết lập sự liên kết về mặt tổ chức
Chương 8: Sử dụng thẻ điểm cân bằng để phân bổ nguồn lực một cách chiến lược
Chương 9: Các mối liên kết thêm của thẻ điểm cân bằng: sự đãi ngộ và quản trị doanh nghiệp
Chương 10: Báo cáo các kết quả của thẻ điểm cân bằng
Chương 11: Duy trì thẻ điểm cân bằng
Chương 12: Những ý tưởng cuối cùng về sự thành công của thẻ điểm cân bằng
III. CUỐN THỨ BA: THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG
GIÁ 140K/CUỐN
Khảo sát của Vietnam Report tháng 1/2009, công bố những con số ấn tượng liên quan đến 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp. Đó là có 7% đã áp dụng và 36% đang có kế hoạch áp dụng Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard - BSC).
Đây là những thông tin đáng mừng bởi qua đó cho thấy sự chủ động trong chuẩn hóa và hiện đại hóa về cơ bản quá trình quản trị chiến lược và quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc các doanh nghiệp tiếp cận các phương pháp khoa học quản trị hiện đại không chỉ dừng lại trên lý thuyết sách vở mà thông qua những ứng dụng trong thực tiễn tổ chức và điều hành, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng hội nhập và có đủ năng lực cạnh tranh với thương trường toàn cầu.
Được Tạp chí Harvard Business Review đánh giá là 1 trong 75 ý tưởng có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX, “Thẻ điểm cân bằng” là một phương pháp nhằm chuyển tầm nhìn và chiến lược của tổ chức thành những mục tiêu cụ thể, những phép đo và chỉ tiêu rõ ràng bằng việc thiết lập một hệ thống đo lường hiệu quả trong quản lý công việc.
”Thẻ điểm cân bằng “ (BSC) là kết quả của một công trình nghiên cứu bắt nguồn từ năm 1990 khi Học viện Nolan Norton, bộ phận nghiên cứu của KPMG, một trong bốn công ty kiểm toán quốc tế hàng đầu, trụ sở chính của KPMG quốc tế ở Amstelveen, Hà Lan), bảo trợ cho một cuộc nghiên cứu đa công ty trong thời gian một năm với đề tài “Đo lường hiệu suất hoạt động của tổ chức trong tương lai”.
Với nhận thức rằng cách thức đo lường hiệu quả hoạt động của tổ chức doanh nghiệp dựa trên các thước đo về tính toán tài chính đã lỗi thời và đang gây khó khăn cho tổ chức trong việc tạo ra những giá trị kinh tế mới cho tương lai, David Norton, người phụ trách dự án và Robert Kaplan, cố vấn chuyên môn cùng với đại diện hơn chục công ty từ lĩnh vực sản xuất và dịch vu đã cùng nhau bắt tay nghiên cứu, tìm kiếm mô hình đo lường hiệu quả hoạt động mới.
Sau nhiều cuộc thảo luận, nghiên cứu, thể nghiệm thí điểm mô hình “Thẻ điểm cân bằng” đã được định dạng với 4 khía cạnh cấu thành riêng biệt là: tài chính, khách hàng, quá trình kinh doanh nội tại, học tập và tăng trưởng. Và tháng 12/1990, kết luận của nhóm nghiên cứu đã chứng minh được tính khả thi và những lợi ích của hệ thống đo lường cân bằng này.
Tập sách “THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG - Biến chiến lược thành hành động” (THE BALANCED SCORECARD - Traslating trategy into action) của Robert S. Kaplan và David P. Norton là một tác phẩm đúc kết thành tựu của dự án này. Với 12 chương và phụ lục hướng dẫn cách thức xây dựng một thẻ điểm cân bằng, tác phẩm trình bày một cách hệ thống quan điểm, mục đích, tầm quan trọng của việc sử dụng các thước đo để quản lý chiến lược kinh doanh cũng như cách thức xây dựng và ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong việc đo lường hiệu quả và hoạch định chiến lược cho một doanh nghiệp.
Tác phẩm cũng cho thấy từ những kết quả nghiên cứu những ngày đầu, mô hình Thẻ điểm cân bằng đã nhanh chóng phát triển rộng rãi và phổ biến như là một công cụ, phương pháp, hệ thống quản lý chiến lược ở nhiều tổ chức. Và những Tổng giám đốc có quan điểm cách tân thường sử dụng Thẻ điểm cân bằng không chỉ làm rõ và truyền đạt chiến lược mà còn để quản lý chiến lược. Thẻ điểm cân bằng đã phát triển từ một hệ thống đo lường được cải tiến thành một hệ thống quản lý cốt lõi, tạo nên những sức mạnh và giá trị vô hình làm nền tảng cho năng lực cạnh tranh cho các tổ chức và doanh nghiệp trong tương lai.
Cũng như nhóm tác giả đã nêu trong lời giới thiệu “...những quan sát được trình bày trong tập sách này sẽ giúp đỡ được nhiều nhà quản lý hơn trong việc khởi động và triển khai các chương trình Thẻ điểm cân bằng trong tổ chức của họ. Và chúng tôi tin rằng đa số họ là những công ty đổi mới …”. Khi chuyển ngữ và xuất bản tập sách “Thẻ điểm cân bằng – Biến chiến lược thành hành động” (The balanced Scorecard – Translating strategy into action), dưới sự đồng ý của Harvard Business School Press, DTBOOKS mong rằng sẽ ngày càng nhiều các tổ chức, doanh nghiệp trong nước có điều kiện tiếp cận và ứng dụng thẻ điểm cân bằng khi xây dựng và hoạch định chiến lược một cách hiệu quả cho đơn vị mình, để có thể tự tin hơn trong môi trường kinh doanh đầy rủi ro và thách thức như hiện nay.
MỤC LỤC
Chương 1: Đo lường hiệu suất và nhu cầu về thẻ điểm cân bằng
Chương 2: Khởi đầu
Chương 3: Sứ mệnh, các giá trị, tầm nhìn và chiến lược
Chương 4: Bản đồ chiến lược
Chương 5: Tạo ra các thước đo hiệu suất
Chương 6: Đặt ra mục tiêu và ưu tiên sáng kiến
Chương 7: Phân tầng thẻ điểm cân bằng để thiết lập sự liên kết về mặt tổ chức
Chương 8: Sử dụng thẻ điểm cân bằng để phân bổ nguồn lực một cách chiến lược
Chương 9: Các mối liên kết thêm của thẻ điểm cân bằng: sự đãi ngộ và quản trị doanh nghiệp
Chương 10: Báo cáo các kết quả của thẻ điểm cân bằng
Chương 11: Duy trì thẻ điểm cân bằng
Chương 12: Những ý tưởng cuối cùng về sự thành công của thẻ điểm cân bằng
Sachkinhte.com.vn xin giới thiệu một đoạn trích của cuốn sách tới quý độc giả
Hãy tưởng tượng bạn đang bước vào buồng lái của một chiếc phi cơ phản lực hiện đại và chỉ thấy duy nhất một cái đồng hồ đo ở đó. Bạn sẽ cảm thấy thế nào sau cuộc nói chuyện với phi công như sau:
Hỏi: Tôi rất ngạc nhiên khi thấy anh điều khiển máy bay mà chỉ có một chiếc đồng hồ đo duy nhất. Nó dùng để đo gì vậy?
Đáp: Tốc độ bay. Thực sự là tôi đang phụ trách việc đo tốc độ bay trên chuyến bay này.
Hỏi: Hay đấy. Tốc độ bay chắc hẳn là quan trọng rồi. Nhưng còn độ cao thì sao? Dùng đồng hồ đo độ cao chẳng tốt hay sao?
Đáp: Tôi đã làm việc với độ cao trong vài chuyến bay trước và tôi đã làm rất tốt với nó rồi. Bây giờ tôi phải tập trung vào tốc độ bay chính xác.
Hỏi: Nhưng tôi để ý thấy là anh thậm chí còn không có đồng hồ đo nhiên liệu nữa. Có đồng hồ đo nhiên liệu lại chẳng tốt hơn sao?
Đáp: Anh nói đúng; nhiên liệu rất quan trọng, nhưng tôi không thể tập trung vào làm quá nhiều thứ cùng một lúc mà tốt được. Do vậy, trên chuyến bay này tôi chỉ tập trung vào tốc độ bay thôi. Một khi tôi đã nắm rõ về tốc độ bay cũng như cao độ bay thì tôi sẽ tập trung vào sự tiêu hao nhiên liệu trong các lượt bay tiếp theo.
Chúng tôi đồ rằng bạn sẽ không đi chuyến bay đó sau cuộc trò chuyện này. Thậm chí là nếu viên phi công có làm được một việc hết sức tuyệt vời về tốc độ bay thì bạn hẳn vẫn sẽ lo lắng về khả năng một vụ va chạm với những ngọn núi cao, hay máy bay có thể cạn nhiên liệu. Rõ ràng một cuộc trò chuyện như vậy chỉ là tưởng tượng, bởi chẳng có phi công nào lại mơ mộng điều khiển một cỗ máy cực kỳ phức tạp như máy bay phản lực bay qua những không phận đông đúc mà chỉ có một thiết bị đo đạc duy nhất. Các phi công dày dạn kinh nghiệm có khả năng xử lý thông tin từ một dãy các đồng hồ chỉ thị để điều khiển máy bay. Thế nhưng, việc chèo lái những tổ chức ngày nay xuyên suốt các môi trường cạnh tranh phức tạp ít nhất cũng phức tạp như việc lái một chiếc máy bay phản lực. Tại sao chúng ta nên tin rằng các nhà điều hành lại cần trên hết là một bộ đầy đủ các thiết bị đo đạc để chèo lái công ty của mình hoạt động trơn tru? Như các phi công, các nhà quản lý cũng cần các thiết bị đo đạc ở nhiều khía cạnh liên quan đến môi trường làm việc và hoạt động của họ, để kiểm soát hành trình hướng đến những kết quả tốt đẹp trong tương lai.
Thẻ điểm cân bằng cung cấp cho các nhà quản lý các thiết bị đo đạc mà họ cần để chèo lái tổ chức của mình tới những thành công đầy tính cạnh tranh trong tương lai. Ngày nay, các tổ chức kinh doanh đang phải cạnh tranh với nhau trong những môi trường phức tạp. Do đó, việc thấu hiểu các mục tiêu và phương pháp đạt được những mục tiêu đó là vấn đề sống còn. BSC diễn giải nhiệm vụ và chiến lược của một tổ chức thành một tập hợp hoàn chỉnh các thước đo hiệu quả hoạt động, các thước đo này cung cấp một khung làm việc cho hệ thống quản lý và đo lường chiến lược. BSC nhấn mạnh việc đạt được các mục tiêu tài chính song cũng bao gồm cả các động lực hoạt động của các mục tiêu tài chính này. Thẻ điểm tính toán hiệu suất hoạt động của một tổ chức kinh doanh dựa theo bốn khía cạnh được cân bằng bao gồm: tài chính, khách hàng, các quá trình kinh doanh nội tại, và học tập – tăng trưởng. BSC giúp các công ty có khả năng theo dõi kết quả hoạt động tài chính trong khi vẫn giám sát được diễn biến trong việc tạo dựng các khả năng và thu về các tài sản vô hình mà họ cần cho sự phát triển trong tương lai.
Bộ sách gồm 3 cuốn: Thẻ điểm cân bằng - Bản đồ chiên lược là bộ sách đầy đủ nhất và duy nhất tại Việt Nam chuyên sâu trong lĩnh vực bạn quan tâm. Chắc chắn Bộ sách sẽ là cẩm nang quý giá cho các Nhà lãnh đạo, quản lý trong quá trình thực thi kế hoạch và mục tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh doanh nghiệp của mình.
Sachkinhte.com.vn trân trọng giới thiệu!