MỞ ĐẦU
Đối với bất kỳ nhà đầu tư tài chính nào, những câu hỏi cơ bản nhất và luôn luôn tồn tại trong đầu họ bao gồm: Cần phải cân nhắc những vấn đề gì trước khi ra quyết định đầu tư? Nói cách khác, để bảo toàn và không ngừng gia tăng giá trị vốn đầu tư, nhà đầu tư cần phải làm gì? Đầu tư vào bao nhiêu loại chứng khoán? Đầu tư vào loại chứng khoán nào? Đầu tư bao nhiêu vốn? Chiến lược đầu tư trong từng giai đoạn như thế nào? Đầu tư dài hạn hay ngắn hạn? Mục tiêu đầu tư và mức độ rủi ro có thể chấp nhận đối với một chiến lược đầu tư cụ thể?...
Gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính ở các cấp độ khác nhau, những câu hỏi nêu trên ngày càng nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư, nhà quản lý và cộng đồng học thuật. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân còn nặng theo cảm tính, theo tin đồn, thiếu chuyên nghiệp, mang nặng tính đầu cơ và hầu như không theo một phương pháp đầu tư khoa học, hiệu quả nào.
Điều này đã ít nhiều tác động tiêu cực đến kết quả đầu tư của nhà đầu tư trong giai đoạn vừa qua. Mục tiêu của nhóm biên soạn là nhằm cung cấp cho nhà đầu tư và học viên ở các cấp học đại học và cao hơn của chuyên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về đầu tư tài chính. Do đó, cuốn sách này vừa là tài liệu chuyên khảo cho các nhà đầu tư, các nhà nghiên cứu về đầu tư tài chính vừa là tài liệu giảng dạy và học ở các cấp học đại học và sau đại học.
Trong lần tái bản này, nhóm biên soạn đã cập nhật các thông tin về thị trường chứng khoán Việt Nam như giá cổ phiếu, trái phiếu và trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm về rủi ro. TSLT của các tài sản này tại Việt Nam. Các kết quả này sẽ hữu ích cho nhà đầu tư trong quyết định đầu tư và cho các học viên trong việc vận dụng các mô hình định giá vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Kỳ vọng của nhóm biên soạn là Giáo trình này sẽ bổ trợ tốt nhà đầu tư, cho việc dạy, học và nghiên cứu về đầu tư tài chính. Nhóm biên soạn rất mong nhận được những phản hồi từ người đọc để có thể hoàn thiện hơn nội dung của cuốn sách. Chủ biên: PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
1.1 KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
1.2 CÁC LOẠI TÀI SẢN TÀI CHÍNH
1.3 PHÂN BIỆT TÀI SẢN RỦI RO VÀ TÀI SẢN PHI RỦI RO
1.4 QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
1.5 ĐO LƯỜNG TỶ SUẤT LỢI TỨC VÀ RỦI RO CỦA MỘT CHỨNG KHOÁN
1.6 ĐO LƯỜNG TỶ SUẤT LỢI TỨC KỲ VỌNG VÀ RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ
1.7 PHẦN BÙ RỦI RO
1.8 NGẠI RỦI RO VÀ GIÁ TRỊ HỮU DỤNG
1.9 NGUYÊN LÝ THỐNG TRỊ VÀ SỰ ỨNG DỤNG TRONG ĐẦU TƯ
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT DANH MỤC ĐẦU TƯ
2.1 PHÂN BỔ VỐN GIỮA TÀI SẢN RỦI RO VÀ TÀI SẢN PHI RỦI RO
2.2 ĐƯỜNG THỊ TRƯỜNG VỐN (CML) VÀ CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ THỤ ĐỘNG
2.3 PHÂN BỔ VỐN GIỮA CÁC TÀI SẢN RỦI RO VÀ MÔ HÌNH MARKOWITZ
2.4 LỰA CHỌN DANH MỤC ĐẦU TƯ TỐI ƯU
2.5 MÔ HÌNH CHỈ SỐ ĐƠN
2.6 MINH HỌA XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ MARKOWITZ
CHƯƠNG 3: MÔ HINH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN (CAPM)
3.1 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG VỐN
3.2 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN (CAPM)
3.3 MÔ HÌNH CAPM KHI LOẠI BỎ NHỮNG GIẢ ĐỊNH
3.4 MÔ HÌNH CAPM BETA ZERO
3.5 MỘT SỐ LƯU Ý KHI ƯỚC LƯỢNG VÀ SỬ DỤNG HỆ SỐ BETA TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ VÀ LÝ THUYẾT ĐỊNH GIÁ ARBITRAGE
4.1 MÔ HÌNH NHÂN TỐ
4.2 SỬ DỤNG MÔ HÌNH NHÂN TỐ ĐỂ ƯỚC LƯỢNG PHƯƠNG SAI (VAR) VÀ HIỆP PHƯƠNG SAI (COV) CỦA TSLT CỦA CÁC TÀI SẢN
4.3 MÔ HÌNH NHÂN TỐ ĐỂ ƯỚC LƯỢNG PHƯƠNG SAI
4.4 DANH MỤC NHÂN TỐ THUẦN NHẤT
4.5 MÔ HÌNH VÀ KINH DOANH CHÊNH LỆCH GIÁ
4.6 PHÂN TÍCH CÁC DANH MỤC ĐẦU TƯ NHÂN TỐ THUẦN NHẤT DỰA TRÊN NHỮNG TỶ TRỌNG CỦA CÁC CHỨNG KHOÁN BAN ĐẦU
4.7 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ VÀ CÁC LƯU Ý
4.8 CƠ HỘI ARBITRAGE
4.9 LÝ THUYẾT ĐỊNH GIÁ ARBITRAGE
4.10 MÔ HÌNH APT VÀ CAPM
4.11 CÁCH SỬ DỤNG APT
4.12 VÍ DỤ VỀ ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN SỬ DỤNG APT
TÓM TẮT
CÂU HỎI ÔN TẬP
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
5.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CỔ PHIẾU
5.2 PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU
5.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
5.4 KỸ THUẬT TRIẾT KHẤU DÒNG TIỀN
5.5 KỸ THUẬT ĐỊNH GIÁ SO SÁNH
5.6 ƯỚC TÍNH CÁC YẾU TỐ TRONG VIỆC ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU NƯỚC NGOÀI
5.7 MINH HỌA: TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG KỲ VỌNG
CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU
6.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRÁI PHIẾU
6.2 ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU (BOND EVALUATION)
6.3 CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐO LƯỜNG LÃI XUẤT TRONG ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU
6.4 XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TRÁI PHIẾU TƯƠNG LAI
6.5 XÁC ĐỊNH GIÁ VÀ LÃI SUẤT CỦA TRÁI PHIẾU VÀO NGÀY KHÔNG THANH TOÁN LÃI
6.6 SỰ ĐIỀU CHỈNH LÃI SUẤT ĐỐI VỚI TRÁI PHIẾU ĐƯỢC MIỄN THUẾ
6.7 ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU DỰA VÀO LÃI XUẤT GIAO NGAY
6.8 CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA LÃI XUẤT
6.9 CẤU TRÚC KỲ HẠN CỦA LÃI XUẤT
6.10 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ TRÁI PHIẾU
6.11 ĐO LƯỜNG KHOẢNG THỜI GIAN ĐẦU TƯ
6.12 CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT
Sachkinhte.com.vn trân trọng giới thiệu cuốn sách tới quý độc giả!