Dạy Con Làm Giàu Tập V - Để Có Sức Mạnh Về Tài Chính Nghỉ Hưu Sớm Nghỉ Hưu Giàu
Bộ sách "Dạy con làm giàu" là bộ sách nối tiếng trên toàn thế giời trong những năm gần đây. Nội dung của bộ sách là hàng vạn những tư duy, ý tưởng và kiến thức về tài chính cần thiết để làm giàu cho mỗi cá nhân và doanh nghiệp.
Bộ sách là hiện tượng đã làm thay đổi tư duy về tài chính của bất kỳ ai khi được tiếp cận với nội dung của sách. Tác giả đã miêu tả một cách rõ ràng các kiểu người trong xã hội và làm cách nào để đạt được kiểu người mà mình mong muốn, các kiến thức về tài chính, đầu tư, tình thần doanh nhân, tư duy suy nghĩ thật sự trong thế giới người giàu...
Cuốn sách thật sự rất cần thiết cho nhưng ai mong muốn thay đổi thực sự tư duy của mình từ tư duy của người nghèo, người làm công ăn lương sang tư duy của người giàu, chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU: TẠI SAO CHÀNG DAVID GẶP NGƯỜI KHỔNG LỒ?
PHẦN I: SỨC MẠNH TRÍ ÓC
CHƯƠNG 1: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ LÊN GIÀU CÓ VÀ ĐƯỢC NGHỈ HƯU SỚM?
CHƯƠNG 2: TẠI SAO NÊN NGHỈ HƯU CÀNG SỚM CÀNG TỐT
CHƯƠNG 3: TÔI ĐÃ NGHỈ HƯU SỚM NHƯ THẾ NÀO?
CHƯƠNG 4: BẠN CÓ THỂ NGHỈ HƯU SỚM NHƯ THẾ NÀO?
CHƯƠNG 5: SỨC BẬT TRÍ NÃO CỦA BẠN
CHƯƠNG 6: BẠN NGHĨ ĐIỀU GÌ LÀ MẠO HIỂM
CHƯƠNG 7: LÀM THẾ NÀO ĐỂ LÀM VIỆC ÍT MÀ KIẾM TIỀN NHIỀU?
CHƯƠNG 8: CÁCH NHANH NHẤT ĐỂ LÀM GIÀU - TÓM TẮT PHẦN SỨC BẬT TRÍ NÃO
PHẦN II: SỨC BẬT KẾ HOẠCH
CHƯƠNG 9: KẾ HOẠCH CỦA BẠN CÓ NHANH CHÓNG KHÔNG? TÔI CẦN TỐC ĐỘ
CHƯƠNG 10: SỨC BẬT CỦA VIỆC NHÌN THẤY MỘT TƯƠNG LAI GIÀU CÓ
CHƯƠNG 11: SỨC BẬT CỦA SỰ TOÀN VẸN
CHƯƠNG 12: SỨC BẬT CỦA NHỮNG CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH
CHƯƠNG 13: SỨC BẬT CỦA SỰ RỘNG LƯỢNG
PHẦN III: SỨC BẬT HÀNH ĐỘNG "HÃY LÀM ĐI"
CHƯƠNG 14: SỨC BẬTCỦA THÓI QUEN
CHƯƠNG 15: SỨC BẬT CỦA TIỀN BẠC
CHƯƠNG 16: SỨC BẬT CỦA BẤT ĐỘNG SẢN
CHƯƠNG 17: SỨC BẬT CỦA CHỨNG KHOÁN
CHƯƠN 18: SỨC BẬT CỦA KIM TỨ ĐỒ NHÓM C
CHƯƠNG 19: MỘT SỐ BÍ QUYẾT
CHƯƠNG 20: BÀI KIỂM TRA CUỐI CÙNG
PHẦN IV: SỨC BẬT CỦA BƯỚC ĐẦU TIÊN
CHƯƠNG 21: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIẾP TỤC
THAY CHO LỜI KẾT
Sachkinhte.com.vn giới thiệu trích đoạn cuốn sách:
CHƯƠNG 9: KẾ HOẠCH CỦA BẠN CÓ NHANH CHÓNG KHÔNG? TÔI CẦN TỐC ĐỘ
Ý tưởng làm việc suốt đời, tiết kiệm tiên và bỏ tiền vào một tài khoản hưu trí là một kế hoạch rất chậm. Đó là một kế hoạch tốt và hợp lý với 90% dân số. Nhưng đó không phải là kế hoạch của một người muốn về hưu sớm trong sự giàu có. Nếu muốn về hưu sớm trong sự giàu có, bạn cần phải có một kế hoạch đi trước mọi người khác.
Nếu có thời gian rảnh, bạn hãy thuê cuốn phim "Top Gun" và xem các tốc độ mà những trành phi công trẻ tuổi phải bay và thực hiện những quyết định mang tính sống còn. Khả năng xử lý tốc độ là rất quan trọng với những phi công trẻ tuổi này vì cuộc sống của họ phụ thuộc vào tốc độ mà họ xử lý. Điều đó cũng tương tự như cuộc sống và vấn đề kinh doanh ngày nay. Tốc độ thay đổi và mở rộng phạm vi bối cảnh để thích nghi với những thay đổi trong thế giới doanh nghiệp ngày nay là rất quan trọng đối với bất kỳ người nào trong chúng ta muốn thành công về mặt tài chính. Không còn nữa khoảng trống giữa cái có và cái không. Ngày nay, khoảng trống thay đổi nhanh nhất chính là khoảng trống tài chính giữa người giàu và người trung lưu. Nói thẳng ra, nếu bạn có một kế hoạch chậm chạm thời đại Công nghiệp, bạn sẽ bị tụt hậu về tài chính, không phải so với những người cùng thời với bạn mà do những thế hệ trẻ hơn với đầu óc nhanh nhạy hơn và những ý tưởng chớp nhoáng hơn.
Chính sự thay đổi bối cảnh với tốc độ chớp nhoáng này là lý do mà thế giới chúng ta có những chàng tỷ phú hai mươi năm tuổi và những người đã hơn 50 mà vẫn còn mong kiếm được một công việc vvowis50000$ một năm. Điều đáng buồn là rất nhiều người trong số này vẫn đang răn dạy con cái phải theo bước chân mình, đi theo chuyến xe chậm chạp mà bố mẹ chúng đã đi.
Trong cuốn sách ‘Dạy con làm giàu” tập 3, tôi đã bắt đầu với câu nói ‘Đầu tư là một kế hoạch’. Tôi cũng nói rằng hầu hết mọi người đều lên kế hoạch để nghèo đi, chính vì vậy nên rất nhiều người đã nói như người bố nghèo của tôi: “khi tôi về hưu, thu nhập của tôi sẽ giảm xuống”. Nói cách khác, họ đã lên kế hoạch làm việc suốt đời chỉ để nghèo đi. Người bố giàu nói: “Nếu con muốn giàu có và về hưu sớm, con phải có một kế hoạch chớp nhoáng giúp con ngày càng giàu hơn mà phải làm việc ngày càng ít hơn”
LÀM THẾ NÀO ĐỂ LẬP MỘT KẾ HOẠCH CHỚP NHOÁNG
Một trong những nguyên lý cơ bản của người bố giàu về tiền bạc là: “Tiền bạc là một ý tưởng”. Ông còn bổ xung thêm: “Có những ý tưởng chớp nhoáng và những ý tưởng chậm trễ, cũng như có những chuyến tàu tốc hàng và những chuyến tàu chậm. Trong chuyện tiền bạc, hầu hết mọi người đang ở trên các chuyến tàu chậm và khi nhìn ra cửa sổ, họ thấy những chuyến tàu tốc hành đang vượt qua. Nếu con muốn làm giàu nhanh chóng, kế hoạch của con phải có những ý tưởng chớp nhoáng.”
Nếu muốn xây một ngôi nhà, hầu hết mọi người sẽ thuê một kiến trúc sư và người kiến trúc sư đó sẽ cùng bạn vẽ lên những bản sơ đồ nhà. Thế nhưng khi người ta bắt đầu xây dựng cơ đồ của mình hay lên kế hoạch cho tương lai thì hàu hết mọi người lại không biết bắt đầu từ đâu và không bao giờ lên kế hoạch tài chính cho cuộc sống của mình.
Nói đến tiền bạc, hầu hết mọi người đều làm theo các kế hoạch tài chính của bố mẹ mình, thường làm việc tích cực và tiết kiệm tiền. Theo kế hoạch này, hàng triệu người phải ngồi xe lửa đi làm và chỉ biết nhìn những chiếc Limousine, máy bay cá nhân và những căn nhà sang trọng qua khung cửa sổ bé nhỏ.
Nếu bạn không muốn dành suốt đời để nhìn cuộc đời trôi qua bên khung cửa sổ của những chuyến tàu chậm chạp, hãy bắt đầu lập kế hoạch tài chính chớp nhoáng. Sau đây là vài ý tưởng làm thế nào để xây dựn và phát triển một kế hoạch chớp nhoáng.
Trước tiên: Hãy chọn kế hoạch kết thúc
Người ta thương hỏi tôi: “Tôi có thể bắt đầu đầu tư như thế nào?” hay “Tôi nên đầu tư vào đâu?” Tôi trả lời họ bằng một câu hỏi khác: “Chiến lược kết thúc của anh như thế nào?” và đôi khi câu hỏi thứ hai là: “Anh muốn mình sẽ chấm dứt chuyện này vào năm bao nhiêu tuổi?”
Người bố giàu thường nhắc đi nhắc lại:”Một nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn lập lên một chiến lược kết thúc trước khi bắt tay vào đầu tư”. Đó là nguyên tắc cơ bản. Chính vì vậy mà người bố giàu thương nói “Hãy khởi đầu ở nơi cuối trước”. Nói cách khác, trước khi đầu tư, bạn cân phải biết mình muốn kết thúc như thế nào, ở đâu, khi nào, và với bao nhiêu tiền...
BẠN SẼ CÓ BAO NHIÊU TIỀN KHI NGỪNG LÀM VIỆC
Dăm năm trước, tôi được cung cấp một số tài liệu thống kê từ chính phủ liên bang. Dù các con số thống kê khá cũ nhưng tôi nghĩ rằng không thay đổi gì nhiều về tỷ số hay số tiền lúc đó so với hiện nay. Với 65 tuổi là cột mốc mà hầu hết mọi người lên kế hoạch về hưu hay kết thúc, câu hỏi được đặt ra là: Bạn muốn có thu nhập bao nhiêu khi không còn làm việc nữa? Bộ y tế giáo dục và phúc lợi Mỹ đã trắc nghiệm số người từ 20 đến 65 tuổi và thấy rằng cứ mỗi 100 người đến tuổi 65 thì sẽ có:
36 người chết
56 người sống nhờ chính phủ hay gia đình
5 người vẫn còn phải làm việc để kiếm sống
4 người khá giả
1 người giàu có
Những con số thống kê này đã minh chứng cho câu nói trước đây của tôi rằng, hầu hết mọi người đều có kế hoạch làm việc suốt đời và về hưu trong sự nghèo khó, hoặc do họ đã tự lên kế hoạch như vậy hoặc do họ không chú ý đến kế hoạch tài chính hay chiến lược kết thúc của mình.
Nhìn lại con số thống kê này, vấn đề là bạn muốn hay dự định mình sẽ thuộc nhóm nào khi đến tuổi 65? Người bố nghèo của tôi, dù có học vấn cao và làm việc tích cực, vẫn tiếp tục quay lại trường để học thêm những bậc học cao hơn và vẫn nằm trong nhóm phân loại tài chính thấp nhất cho đến tận những phút cuối đời. Trái lại, người bố giàu lại vượt rất xa trong biểu đồ phân loại tài chính này. Dù cả hai người ít nhiêu đều bắt đầu từ hai bàn tay trắng nhưng họ đã có những kế hoạch và chiến lược kết thúc khác nhau. Một người lên kế hoạch để giàu có còn người kia lên kế hoạch để về hưu trong sự nghèo khổ. Dù cả hai người vẫn còn làm việc ở tuổi 65 nhưng sự khác biệt là một người phải làm việc kiếm sống còn người kia làm việc vì ông yêu thích công việc của mình...
CHUYẾN TÀU TỐC HÀNH
Nếu bạn cũng bắt đầu cuộc sống bằng hai bàn tay trắng như tôi và cũng muốn về hưu sớm ở mức giàu và cực giàu, gần như chắc chắn là bạn phải từ bỏ các công việc ổn định để đi theo chuyến tàu tốc hành. Để theo được chuyến tàu này, một người phải có một đầu óc phóng khoáng, những ý tưởng nhanh nhạy, một kiến thức kinh doanh và đầu tư tốt cùng một kế hoạch chớp nhoáng.Nói cách khác, những con người này phải biết xoay sở trong phạm vi bối cảnh về tình thân khác với số đông còn lại.
Những người sử dụng kế hoạch của nhưng công việc ổn định và đầu tư dài hạn để đạt mức khá giả thường không có được nội dung, bối cảnh và năng lực xử lý những sự khắc nghiệt của mức giàu và cực giàu, cũng có thể nói họ không có được những yêu cầu cần thiết về nhận thức của tầm mức giàu và cực giàu. Người bố giàu của tôi đã nói: “Giàu không chỉ có nhiều tiền bạc mà còn phải biết quản lý tiền bạc nữa”.
Tôi và Kim vợ tôi, đã quyết định sẽ thoát khỏi vòng Rat Race của cuộc đời ở mức khá giả. Đó là mục đích của chúng tôi. Khi đã quyết định được mục đích của mình rồi thì vào năm 1985, chúng tôi mới quay lại phát triển kế hoạch kết thúc và kế hoạch đầu tư. Sau đó chúng tôi mới vạch ra kế hoạch tiến hành. Một khi đã có kê hoạch kết thúc, chúng tôi biết mình cần phải làm gì và sẽ phải bắt đầu từ đâu. Chúng tôi đã chuyển lên chuyến tàu tốc hành để xây dựng một doanh nghiệp và đầu tư bất động sản. Như thế có nghĩa là bạn phải bỏ ra vài buổi cuối tuân không đi chơi và xem tv ít thôi. Như thế cũng có nghĩa là bạn bè và người thân của bạn sẽ hỏi “Sao anh không đi kiếm việc làm?” hay “Sao anh vất vả thế?”
Một công việc vất vả và không ổn định cùng một thời gian biểu khắc nghiệt là cái giá phải trả cho chuyến tàu tốc hành. Chúng tôi đạt được mục đích nhờ những tài sản đầu tư khi Kim 37 còn tôi 47 tuổi. Chúng tôi đã mất 9 năm kể từ khi lập ra kế hoạch cho đến khi đạt mục đích của mình...
Trên lý thuyết, kế hoạch cơ bản xuyên suốt các tầm mức này khá giản dị. Tất cả chỉ là xây dựng doanh nghiệp và đầu tư bất động sản. Đến nay chúng tôi vẫn đang tiếp tục thành lập doanh nghiệp và khai thác bất động sản. Dù kế hoạch này không có gì thay đổi nhưng hiểu biết và kinh nghiệm của chúng tôi thì tăng lên rất nhiều. Chính điều đó đã giúp chúng tôi đẩy nhanh tốc độ xây dựng doanh nghiệp và mua bất động sản. Chúng tôi phạm sai lầm, sửa chữa và rút kinh nghiệm. Với cách học này, chúng tôi đã thay đổi được phạm vi bối cảnh và nội dung hay kiến thức của mình, khả năng quản lý cùng tốc độ xử lý các dự án và những số tiền ngày càng lớn.
Những năm 1960 khi tôi còn đang học trung học, người bố nghèo của tôi kiếm được nhiều tiền hơn người bố giàu. Nhưng khi tôi lên đại học thì người bố giàu lại kiếm tiền gấp mấy mươi lần người bố nghèo, dù người bố nghèo của tôi đang ở vào những năm thu nhập đỉnh điểm. Khi hai người bố ở vào tuổi lục tuần, người bố nghèo của tôi chỉ đang thoi thóp tồn tại về mặt tài chính. Nếu không nhờ bảo hiểm y tế xã hội hẳn ông đã cùng đám trẻ chúng tôi ra đường ở rổi.
Cùng lúc đó, giá trị tài sản của người bố giàu đang xấp xỉ 150 triệu đô la và vẫn tiếp tục tăng lên. Năm 65 tuổi, số tiền ông kiếm được trong một năm còn nhiều hơn số tiền người bố nghèo kiếm được trong suốt đời làm việc. Cuộc đời của hai người đi theo hai kế hoạch khác nhau.
Thứ hai: Kiến tạo một kế hoạch riêng cho mình
Khoảng 90% dân số làm theo cùng một kế hoạch. Chính vì vậy mà 99% dân số kết thúc dưới mức khá giả. Có những người đã rất cố gắng và đạt đến mức khá giả hay mức giàu, nhưng họ không thể biến những kế hoạch của mình thành sự thật.
Tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiến tạo một kế hoạch cho riêng bạn vì mỗi người chúng ta đều phải nghĩ đến những điểm mạnh và điểm yếu, những hy vọng và khao khát của mình. Tôi biết tôi phải tạo ra kế hoạch của riêng mình vì tôi không có sự khôn ngoan sách vở như người bố nghèo. Một trong những bước đầu tiên để lập nên kế hoạch của riêng mình là hãy tìm hiểu xem thiên tài bẩm sinh của bạn là gì và bạn có thể học hỏi một cách tốt nhất như thế nào.
Sachkinhte.com.vn trân trọng giới thiệu!