ĐỂ HÔM NAY TRỞ THÀNH KIỆT TÁC – JOHN C. MAXWELL
Bạn có thể làm cho mọi ngày trong cuộc đời bạn trở thành một kiệt tác. Đó chẳng phải là một ý kiến hấp dẫn sao? Câu hỏi ở đây là, bằng cách nào? Cần phải có những gì? Tôi tin rằng có hai yếu tố cần thiết nhất để mỗi ngày đều trở thành kiệt tác, đó là: Các quyết định và tính kỷ luật. Giống như hai mặt của một đồng xu; bạn có thể gọi chúng là “đặt mục tiêu” và “đạt mục tiêu”. Và chúng cũng không thể tách rời bởi thiếu một cái thì cái còn lại sẽ trở thành vô nghĩa. Tôi nói vậy là bởi…
Một quyết định tốt – kỷ luật hàng ngày = một kế hoạch thất bại
Một kỷ luật hàng ngày tốt – một mục tiêu tốt = một đội quân không có huân chương
Một mục tiêu tốt + một kỷ luật hàng ngày = một kiệt tác sắp thành.
Thời gian cho mọi người cơ hội như nhau, nhưng cách mà chúng ta đối xử với thời gian thì lại khác nhau. Thời gian như một khối đá cẩm thạch. Đưa khối đá cẩm thạch này cho một người bình thường, cuối cùng bạn sẽ nhận được… một khối đá cẩm thạch. Nhưng nếu đặt nó vào tay một thợ điêu khắc bậc thầy, hãy nhìn xem điều gì sẽ xảy ra! Người thợ điêu khắc sẽ nhìn nó với con mắt của một nghệ sỹ. Trước tiên anh ta quyết định sẽ làm gì với khối đá. Tiếp đó, anh ta tiến hành công việc của mình một cách kỷ luật cho đến lúc biến cục đá vô tri trở thành một kiệt tác. Tôi tin rằng, bạn và tôi có thể giống như người thợ điêu khắc. Chúng ta có thể học để trở thành một thợ thủ công bậc thầy, không phải cho những viên đá mà cho chính cuộc đời chúng ta.
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Giới thiệu
1. Thái độ
2. Ưu tiên
3. Sức khỏe
4. Gia đình
5. Suy nghĩ
6. Sự cam kết
7. Tài chính
8. Đức tin
9. Quan hệ
10. Hào phóng
11. Giá trị
12. Trưởng thành
Kết luận
Sachkinhte.com.vn xin giới thiệu tới quý độc giả một đoạn trích trong cuốn sách.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC SÂU SẮC VỀ CUỘC SỐNG
Bạn đã bao giờ gặp những người luôn phàn nàn về mọi việc chưa? Món súp của họ quá nóng. Giường của họ quá lạnh. Kỳ nghỉ của họ quá ngắn. Lương của họ quá thấp. Bạn ngồi cạnh họ trong một bữa tiệc hoa lệ, trong khi bạn thưởng thức từng miếng đồ ăn thì họ sẽ cho bạn biết những sai sót ở tất cả các món. Những người như vậy không biết trân trọng cuộc sống, họ chẳng hề quan tâm đến những điều tốt đẹp mà cuộc sống mang lại cho họ.
Qua email, một người bạn đã kể cho tôi nghe một câu chuyện về tính cách rất “tập thể” và tự lập của một bà cụ 92 tuổi đang sinh sống tại trại dưỡng lão. Kể từ khi mắt bà kém đi nhiều và chồng bà qua đời ở tuổi 70, đây là lựa chọn duy nhất mà bà có. Bà kiên trì ngồi đợi ở hành lang cho đến khi được thông báo phòng đã sẵn sàng.
Khi bà được đưa xuống hành lang, người phục vụ mô tả căn phòng đường sau tấm rèm che cửa sổ.
“Tôi thích nó,” bà cụ tán dương.
“Nhưng bà vẫn chưa nhìn thấy phòng mà. Cứ đợi một chút đã,” người phục vụ trả lời.
“Không cần phải làm gì thêm với nó cả”, bà trả lời. “Hạnh phúc là điều gì đó mà ta tự định trước. Cho dù tôi có thích căn phòng này hay không điều đó không phụ thuộc vào việc bài trí đồ đạc trong phòng. Nó phụ thuộc vào cách mà tôi sắp xếp suy nghĩ của mình.”
Sự trân trọng không phải là vấn đề của sở thích hay sự tinh tế. Đó là vấn đề quan điểm. John Wooden nói: “Mọi việc trở thành tốt nhất cho những người tạo điều kiện tốt nhất để tạo mọi việc diễn ra.” Nơi bắt đầu là với những điều nhỏ bé. Nếu bạn học được cách trân trọng và biết ơn chúng, bạn sẽ biết đánh giá cao những điều lớn lao cũng như tất cả những điều khác.
Sachkinhte.com.vn trân trọng giới thiệu!